Niềng răng là biện pháp khắc phục tình trạng răng mọc lệch lạc, răng hô, vẩu, mọc chen chúc… Nhờ đó mà người bệnh có thể sở hữu được hàm răng đều đẹp, nụ cười tươi và đồng thời giảm thiểu các bệnh lý về răng miệng. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần tìm hiểu kỹ những lưu ý quan trọng trước trong và cả sau khi thực hiện. Dưới đây là 10 lời khuyên từ các chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa Thúy Đức.
Mục lục
- 1. Giữ gìn sức khỏe ổn định
- 2. Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
- 3. Tìm hiểu và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp
- 4. Niềng răng có nhất định phải nhổ răng?
- 5. Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng, chỉnh nha
- 6. Cách ăn uống trong quá trình niềng răng – chỉnh nha
- 7. Cách giảm đau, ê buốt khi niềng răng
- 8. Một số vấn đề thường gặp khi lắp mắc cài hay máng niềng vô hình
- 9. Tái khám theo định kỳ
- 10. Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, chỉnh nha
1. Giữ gìn sức khỏe ổn định
Giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe ổn định là cách tốt nhất giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần tác động tích cực đến hiệu quả niềng răng. Vì vậy, trước khi niềng răng, bạn cần giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái thoải mái, tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh.
2. Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Điều quan trọng và cần thiết nhất quyết định đến hiệu quả chỉnh nha là bạn cần lựa chọn một đơn vị nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện phương pháp niềng răng. Ngày nay, có rất nhiều hệ thống nha khoa phát triển và quảng cáo rầm rộ khiến bạn khó để có thể biết được đâu là địa chỉ đáng tin cậy. Bởi lẽ bên cạnh những nha khoa được cấp giấy phép hoạt động đầy đủ thì vẫn tồn tại vô số những cơ sở chui. Nếu như lựa chọn phải địa chỉ nha khoa chất lượng kém có thể bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro đáng tiếc, tiền mất tật mang và kéo theo một số hệ lụy khác.
Để có thể lựa chọn được cơ sở nha khoa uy tín, bạn cần tìm hiểu những thông tin liên quan trên mạng xã hội, website, fanpage của nha khoa để xem những ý kiến phản hồi của khách hàng đã thực hiện niềng răng tại cơ sở đó thông qua những bình luận, đánh giá. Một cơ sở uy tìn sẽ public đầy đủ về giấy phép hoạt động, đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị máy móc, các công nghệ niềng răng và chi phí của từng dịch vụ.
Hiện nay, Nha khoa Thúy Đức là một trong những địa chỉ niềng răng nổi tiếng tại Hà Nội. Bắt đầu hoạt động từ năm 2006, đến nay Nha khoa Thúy Đức đang ngày càng phát triển và trở thành địa chỉ khám răng, niềng răng uy tín không chỉ của người dân Hà Nội nói riêng mà còn ở các tỉnh khác. Toàn bộ hệ thống máy móc tại nha khoa đều được nhập khẩu trực tiếp tại Mỹ. Đồng thời, những trang thiết bị máy móc này luôn có sự cải tiến để phục vụ nhu cầu cao hơn của khách hàng.
Có thể nói Nha khoa Thúy Đức là 1 trong những địa chỉ niềng răng hàng đầu tại Hà Nội. Nếu bạn vẫn chưa biết niềng răng ở đâu tốt thì hãy thử tới thăm khám tại Nha khoa Thúy Đức nhé. Tin chắc răng với cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao có nhiều kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn có một hàm răng đều đặn và nụ cười tỏa sáng.
3. Tìm hiểu và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có 3 phương pháp niềng răng phổ biến là: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt. Mỗi một phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về 3 phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay:
Niềng răng bằng mắc cài kim loại:
Là phương pháp lâu đời nhất và có chi phí thấp nhất trong các phương pháp niềng răng. Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng răng hô, móm, vẩu, răng mọc lệch lạc từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, vì mắc cài làm bằng kim loại nên ảnh hưởng đến tinh thẩm mỹ và nếu không cẩn thận mắc cài có thể gây tổn thương đến nướu, lưỡi và mô mềm. Bạn cần phải hạn chế rất nhiều loại đồ ăn khi sử dụng phương pháp niềng răng này để tránh bị bong tuột mắc cài ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Niềng răng bằng mắc cài sứ:
Phương thức hoạt động tương tự như phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, khác nhau là chất liệu mắc cài là sứ, trùng màu với răng nên tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận hoặc ăn đồ ăn quá cứng, quá dai sẽ khiến cho mắc cài bị bung, bị vỡ và chi phí của phương pháp này sẽ cao hơn mắc cài kim loại từ 8 đến 10 triệu đồng.
Đọc thêm: Mắc cài pha lê và mắc cài sứ có phải cùng là một loại?
Niềng răng trong suốt:
Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này mang đến sự tiện nghi và tính thẩm mỹ cao nhất cho người sử dụng. Hệ thống khay niềng trong suốt và ôm sát vào bề mặt răng khiến cho người đối diện khó có thể phát hiện được nếu không để ý kỹ. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể tự tháo lắp trong quá trình vệ sinh ăn uống và thay thế các khay niềng theo sự dịch chuyển của răng. Tuy nhiên chi phí để thực hiện phương pháp này có thể lên đến 150tr.
Đọc thêm: Niềng răng trong suốt cho trẻ có hiệu quả không?
4. Niềng răng có nhất định phải nhổ răng?
Khi niềng răng, tùy vào mức độ lệch lạc của răng cũng như mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ nha khoa có thể chỉ định bạn cần phải nhổ răng hoặc không.
Thông thường, nhổ răng khi niềng được bác sĩ nha khoa chỉ định cho những trường hợp sau:
- Răng hô hoặc móm nặng: Răng mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều sẽ cần phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về lại vị trí phù hợp với khớp cắn.
- Khung hàm quá nhỏ, không đủ chỗ để điều chỉnh những chiếc răng mọc lộn xộn, chen chúc.
- Nhổ răng khôn: Thông thường răng khôn (răng số 8) thường gây nhiều trở ngại khi niềng răng, đặc biệt là trường hợp răng khôn mọc lệch thì lại càng nguy hiểm hơn. Trong quá trình chẩn đoán, nếu nhận thấy răng khôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để quá trình niềng răng đạt kết quả tốt.
Một số trường hợp như: niềng răng ở độ tuổi trẻ em, răng thưa, vòm hàm rộng… bác sĩ sẽ cân nhắc không thực hiện nhổ răng để bảo tồn tối đa số răng cho khách hàng mà vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất.
5. Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng, chỉnh nha
Vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách là điều vô cùng quan trọng giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh để sót thức ăn mắc vào kẽ răng hay dụng cụ niềng dễ hình thành mảng bám. Theo thời gian, vi khuẩn sinh sản và phát triển trong mảng bám hấp thu đường từ thức ăn hàng ngày và chuyển hóa thành axít gây kích thích nướu, sâu răng và hôi miệng.
Đặc biệt, vệ sinh răng miệng cần thực hiện đúng cách. Nếu chải răng quá mạnh có thể gây mòn lớp mem răng, bung tuột mắc cài còn nếu chải răng quá nhẹ sẽ không làm sạch được hết thức ăn thừa, mảng bám sẽ phát triển các bệnh lý về răng miệng và gây ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Cách đánh răng đúng cách khi niềng răng như sau:
- Mỗi ngày chải răng khoảng 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn. Bạn nên thực hiện động tác chải răng nhẹ nhàng, chải xoay tròn, chải dọc hoặc chải ngang nhẹ nhành tại bị trĩ quanh mắc cài.
- Chải răng từ ngoài vào trong, khi chải vào mặt trong, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ để lông bàn chải đi sâu vào bên trong giúp làm sạch kẽ răng và lợi.
Một số cách vệ sinh răng miệng thường được áp dụng là sử dụng chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng và chải răng đều đặn mỗi ngày.
Bên cạnh việc chải răng mỗi ngày, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm như bàn chải kẽ răng chuyên dụng, chỉ nha khoa, nước súc miệng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng thì nên nói chuyện với bác sĩ nha khoa trong lần tái khám để được hướng dẫn thao tác vệ sinh răng miệng đúng cách từ đó hình thành thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp.
Đọc thêm: Gợi ý 3 loại bàn chải mà bạn nhất định phải có khi niềng răng
6. Cách ăn uống trong quá trình niềng răng – chỉnh nha
Trong những ngày đầu niềng răng, do chưa quen với mắc cài và khay niềng nên người bệnh thường có cảm giá đau nhức và khó chịu. Chính vì vậy, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, tốt nhất trong những ngày đầu niềng răng bạn nên lựa chọn những món ăn chế biến mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như: cháo, ngũ cốc, súp, sữa tươi, rau của quả mềm, thịt chế biến mềm…
Sau khi răng miệng ổn định và cảm giác khó chịu biến mất bạn có thể duy trì chế độ ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến mắc cài, kết quả niềng răng, bạn nên cắt nhỏ đồ ăn và hạn chế những món ăn như:
- Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, quá dai, các loại kẹo cao su, chocolate… vì chúng có thể gây bong tuột mắc cài, thức ăn dính vào mắc cài khó làm sạch.
- Tránh ăn những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây ra tình trạng ê buốt và đau nhức răng.
- Tránh những món ăn có nhiều đường hoặc có màu vì có thể gây sâu răng hoặc biến đổi màu răng.
- Với những loại quả như ổi, táo, lê… thì bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ, ngô thì nên tách hạt rồi ăn tránh dùng lực cắn hoặc gặm có thể làm bung tuột mắc cài và ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng.
Còn nếu bạn chọn phương pháp niềng răng Invisalign, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về việc hạn chế ăn uống. Bởi lẽ, khi ăn uống bạn hoàn toàn có thể tháo khay ra khi ăn và sau đó vệ sinh sạch sẽ răng miệng rồi lắp khay trở lại.
Có thể bạn quan tâm: Bung mắc cài khi ăn uống phải làm sao?
7. Cách giảm đau, ê buốt khi niềng răng
Thường trong 3 – 5 ngày sau khi niềng răng bạn sẽ gặp phải biểu hiện đau nhức ê buốt răng. Tuy nhiên, những cơn đau nhức, ê buốt chỉ ở mức độ vừa phải vì lúc này xương và răng chưa quen với các khí cụ chỉnh nha cũng như sự thay đổi của răng trên hệ thống cấu trúc xương hàm. Những cơn đau, ê buốt răng này thường mất đi ngay sau đó.
Phương pháp niềng răng không hề can thiệp “xâm lấn” đến xương hàm, nướu. Do vậy, khi niềng răng bạn sẽ không gặp phải cảm giác đau kinh khủng, nếu như gặp phải biểu hiện đau nhức nghiêm trọng, cơn đau diễn ra thường xuyên và kéo dài khi niềng răng thì đó có thể là do địa chỉ nha khoa không bạn lựa chọn không chất lượng, bác sĩ sử dụng dây cung chưa phù hợp, đồng thời đặt lực tác động lên răng chưa phù hợp ở những dây cung cũng có thể làm cho bệnh nhân có cảm giác đau, khó chịu nhiều.
Để giảm đau và ê buốt trong những ngày đầu khi niềng răng, bạn nên thực hiện theo các cách sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau nếu được bác sĩ kê cho, chườm đá lạnh vào vùng má cảm thấy bị đau nhức.
- Ăn những đồ ăn mềm, loãng, món ăn dễ tiêu, nhai chậm rãi, tránh xa đồ ăn quá cứng và dẻo.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng nhẹ nhàng.
- Nếu bị đau nhức kéo dài nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.
8. Một số vấn đề thường gặp khi lắp mắc cài hay máng niềng vô hình
Đối với mắc cài (dù là chất liệu sứ hay kim loại) thì sau khi lắp mắc cài, người bệnh có thể gặp phải tình trạng răng bị nhạy cảm trong vòng 24 – 48 tiếng. Nếu như tình trạng này kéo dài quá 3 ngày mà không có bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên thông báo cho nha sĩ để có biện pháp cải thiện kịp thời.
Đặc biệt, khi sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, nếu không cẩn thận có thể làm tổn thương các mô mềm ở má, môi và lưỡi. Ngoài ra, nếu có chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh khoang miệng không đúng cách có thể sẽ dẫn đến tình trạng lỏng hoặc vỡ mắc cài làm ảnh hưởng đến lực tác động lên răng.
Đối với máng niềng vô hình có thể khắc phục được các nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài, người dùng có thể tự thay khay niềng mới tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi thực hiện đổi từ máng niềng cũ sang máng niềng mới, bạn cũng có thể thấy khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh biến mất. Ngoài ra, máng niềng vô hình có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc khô miệng, vì vậy bạn cũng nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để cải thiện vấn đề này.
Đọc thêm: Tuột dây cung khi niềng răng phải làm thế nào?
9. Tái khám theo định kỳ
Sau khi các khí cụ niềng răng được cố định, để có thể theo dõi được sự dịch chuyển của răng và đồng thời kiểm soát được kịp thời những vấn đề không mong muốn trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn với khách hàng những mốc thời gian để tái khám. Thông thường, mỗi lần tái khám cách nhau từ 3 đến 6 tuần.
Ở những lần tái khám, bác sĩ sẽ thực hiện điều chỉnh lực siết hàm theo sự dịch chuyển của răng bằng cách thay các dây cung mới, thay dây chun, mài kẽ, tạo khoảng cách… Và đồng thời nếu trong quá trình niềng răng có phát sinh thêm bất kỳ vấn đề nào gây ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng, bác sĩ có thể phát hiện và can thiệp phù hợp trong những lần tái khám.
Nếu không tái khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ có thể khiến cho răng không ổn định, dịch chuyển không đúng hướng. Sai lầm này không chỉ gây hoang phí tiền của, sức lực mà còn để lại hậu quả như hàm biến dạng, răng hô móm, lệch vẹo…
Chính vì vậy, bạn cần tái khám theo đúng lịch trình mà bác sĩ đã hẹn từ trước, không nên đi sai ngày vì có thể sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình niềng răng.
Với người thực hiện phương pháp niềng răng Invisalign, thời gian đến gặp nha sĩ sẽ được giảm bớt so với phương pháp niềng răng mắc cài. Người bệnh hoàn toàn có thể tự thay khay niềng tại nhà theo thứ tự mà bác sĩ đã đánh dấu từ trước. Khi niềng răng bằng phương pháp Invisalign, người dùng cần đeo máng niềng ít nhất 20 – 22 tiếng một ngày. Nếu không mang đủ thời gian sẽ khiến cho kết quả giảm đi nhiều.
10. Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, chỉnh nha
Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng, sau khi tháo niềng là quá trình niềng răng sẽ kết thúc và kết quả chỉnh nha sẽ được duy trì vĩnh viễn. Thế nhưng thực tế lại không phải vậy, khi tháo niềng, răng và cấu trúc hàm vẫn chưa ổn định nên nếu bị tác động, răng vẫn có thể dịch chuyển về vị trí cũ. Người có khung miệng hô vẫn sẽ có nguy cơ tiếp tục hô và tương tự với các trường hợp khác.
Vì vậy, các bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo bạn nên đeo hàm duy trì từ 3 đến 6 tháng sau niềng răng. Việc đeo hàm sẽ giúp răng làm quen được những áp lực khi ăn nhai và duy trì kết quả của việc niềng răng.
Đọc bài viết: Niềng răng xong bị móm là vì đâu?
Trên đây, Nha khoa Thúy Đức đã cung cấp đến bạn Top 10 những lưu ý quan trọng khi niềng răng để có hàm răng đẹp, chuẩn khớp cắn. Nếu còn thắc mắc gì thêm hãy đến với nha khoa chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm công nghệ niềng răng tiên tiến nhất nhé.
————————————–
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 086.690.7886 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật